Chùa Cầu nằm trong khu đô thị cổ Hội An, nơi đây có nét độc đáo về kiến trúc cũng như mang giá trị văn hóa tính ngưỡng đặc trưng của người Á Đông. Mỗi tháng có hàng ngàn khách du lịch đến đây để tham quan. Vào năm 1990, di tích Chùa Cầu vinh hạnh được công nhận là Di tích lịch sử – Văn hóa ở cấp quốc gia. Bên cạnh đó, di tích Chùa Cầu được chọn là biểu tượng của thành phố Hội An. Di tích Chùa Cầu không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh mà còn có vai trò chủ chốt trong giao thông ở khu đô thị cổ này.
Nhưng gần đây di tích Chùa Cầu có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng dù đã trải qua 7 lần tu bổ, mái chùa bị dột và hư hỏng nặng, phần cầu và miếu xuất hiện độ tách rời nhỏ. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý e ngại của những người qua lại trên cầu. Việc tu bổ di tích Chùa Cầu là việc cần thiết, để có thể giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa lâu đời này.
Mục Lục
Thẩm định Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu
Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 3499/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc thẩm định Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều), TP Hội An. Theo đó, Bộ VHTTDL thỏa thuận Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu. Nội dung: Gia cố nền móng, trụ cầu; tu bổ hệ dầm sàn, khung gỗ, mái và kết cấu bao che Chùa Cầu; cải tạo hệ thống điện, chiếu sáng; chống mối công trình; lắp đặt nhà bao che, bảo quản và gia công cấu kiện; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ tu bổ di tích.
Lưu ý bổ sung thuyết minh
Tuy nhiên, Bộ VHTTDL lưu ý như bổ sung thuyết minh nội dung hiện trạng; và giải pháp sơn thếp trên các bộ phận công trình. Quá trình biến đổi của công trình qua các giai đoạn liên quan đến các giá trị kiến trúc, thẩm mỹ của công trình. Khảo sát sự ảnh hưởng từ dòng chảy của các đợt lũ lụt tác động đến sự ổn định của trụ cầu; và đề xuất giải pháp bảo vệ phần cấu kiện gỗ của cầu bị ngập trong nước. Bổ sung nội dung tính toán (theo quy định của pháp luật về xây dựng); đối với phương án đổ bê tông (dày 1m) gia cố bao quanh móng và trụ cầu đảm bảo tính khả thi. Tránh những tác động đến độ ổn định của trụ cầu; và cảnh quan xung quanh (vào thời điểm mực nước thấp nhất).
Lưu ý thiết kế cơ sở
Đối với thiết kế cơ sở của Dự án; văn bản lưu ý các bản vẽ hiện trạng di tích cần có chỉ định đối với cấu kiện gỗ đã có sự biến đổi lớn; về hình dáng, kích thước, cũng như màu sơn, sai khác với cấu kiện gỗ cổ. Xem xét, bổ sung khảo sát chi tiết nền móng khu vực hai đầu cầu tiếp giáp với đường giao thông; và đề xuất giải pháp tu bổ toàn diện kiến trúc công trình khu vực hai đầu cầu.
Điều chỉnh phương án thiết kế công trình nhà bao che bảo quản, gia công cấu kiện theo hướng: khu vực gia công, bảo quản thiết kế 1 tầng, mở thoáng một số khu vực (không bao che kín); để tạo sự hài hòa với không gian cảnh quan xung quanh. Cũng như tạo điều kiện cho người dân và du khách có thể quan sát (một cách trực quan); tìm hiểu hoạt động tu bổ di tích, qua đó góp phần tuyên truyền, quảng bá Dự án.
Lời kết
Chùa Cầu là công trình quan trọng thuộc Di sản Văn hóa Thế giới Đô thị cổ Hội An. Do đó, nội dung Dự án cần được thông tin đầy đủ tới Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; và Văn phòng UNESCO Việt Nam tại Hà Nội. Bộ VHTTDL có ý kiến để UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chức năng bổ sung hoàn thiện hồ sơ Dự án. Sau đó công bố công khai nội dung tu bổ di tích; nhằm tạo sự đồng thuận trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.