Lái xe sau khi uống rượu bia là hành vi nguy hiểm và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông đường bộ. Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của người lái xe. Khi nồng độ cồn trong máu tăng cao, cả thị lực và phản xạ của người lái xe đều giảm. Một nghiên cứu bệnh chứng đã tính toán rằng người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 50 mg / dL, tương ứng với hai cốc bia, có nguy cơ gặp tai nạn cao hơn 40 lần so với người không uống rượu. Người lái xe sẽ bị rút giấy phép nếu vi phạm quy định này. Sau đây cùng tìm hiểu thêm về văn hóa đồ uống qua bài viết sau.
Mục Lục
Tác dụng và các mức uống rượu bia thì vượt quá nồng độ cồn
Nồng độ cồn 60-100 miligam trên 100 ml máu khiến vỏ não bị ức chế lan tỏa; buồn ngủ, phản xạ chậm, dễ gây tai nạn khi điều khiển xe.
Nghị định 46/2016 nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ôtô. Người lái xe gắn máy sẽ bị phạt khi nồng độ cồn vượt quá 50 miligam trên 100 mililít máu; hoặc vượt quá 0,25 miligam trong một lít khí thở. Mức phạt tăng dần theo nồng độ rượu trong máu.
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, cho biết. Đơn vị rượu là lượng rượu tương đương 10 ml rượu nguyên chất; hay 25 ml rượu mạnh 40 độ hoặc 200 ml bia 5 độ cồn. Uống 2 đơn vị rượu trở lên thì nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/1 lít khí thở. Hầu hết các nước trên thế giới bắt đầu xử phạt từ nồng độ này. Nên nhiều người chỉ uống dưới 1,5 lon bia để không bị phạt nếu cảnh sát kiểm tra nồng độ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ cồn trong cơ thể
Lượng rượu uống vào cơ thể và nồng độ khi kiểm tra còn phụ thuộc vào tình trạng chức năng gan, thận và thời gian từ lúc uống đến lúc kiểm tra. Người suy giảm chức năng gan, thận thì nồng độ sẽ cao hơn và thời gian dài hơn.
Đặc thù Việt Nam có mật độ lưu thông dày đặc nên luật cấm uống rượu; khi điều khiển ôtô nghiêm khắc hơn và chỉ người lái cần dương tính với cồn đã bị xử phạt.
Các cấp ảnh hưởng của nồng độ cồn đối với cơ thể người
Ảnh hưởng nồng độ cồn từ 10-150 mg/100 ml máu
Theo bác sĩ Hiển, các ảnh hưởng cấp của rượu lên não bộ người uống như sau. Độ cồn 10-50 mg/100 ml máu, tương đương 0,05-0,25 mg/l khí thở: Người uống suy giảm nhẹ khả năng phán xét, phấn kích và tăng hoạt động, vài vùng não bộ bị ức chế.
Cồn 60-100 mg/100 ml máu, tương đương 0,3-0,5 mg/1 khí thở: Vỏ não bị ức chế lan tỏa, có cảm giác buồn ngủ, giảm sự tập trung và chú ý, phản xạ chậm và kém khả năng phối hợp các động tác, giảm khả năng phán xét và đưa ra quyết định hợp lý, trương lực cơ giảm. Ở nồng độ này người điều khiển xe rất dễ gây tai nạn. Vì thế hầu hết các quốc gia đều cấm ở nồng độ này.
Nồng độ cồn 100-150 mg/100 ml máu, tương đương 0,5- 0,75 mg/l khí thở: Gần như toàn bộ vỏ não bị ức chế, buồn ngủ, phản ứng trước các tình huống chậm một cách đáng kể, không làm chủ được động tác, nhức đầu hoặc choáng váng, suy giảm chức năng thị giác như nhìn mờ hoặc nhìn đôi, trương lực cơ giảm mạnh.
Ảnh hưởng nồng độ cồn từ 160-400 mg/100 ml máu
Cồn 160-290 mg/100 ml máu, tương đương 0,8-1,45 mg/l khí thở. Suy giảm cảm giác nghiêm trọng, bao gồm giảm nhận thức về các kích thích bên ngoài; suy giảm vận động nghiêm trọng, đi đứng loạng choạng hoặc té ngã.
Khi nồng độ trên 400 mg/100 ml máu, tương đương 2 mg/l khí thở. Hôn mê, suy hô hấp, có thể ngưng thở và tử vong.
Bác sĩ Hiển cảnh báo, rượu làm chậm phản ứng của não trước các tình huống cần đưa ra quyết định và phản ứng tức thời, phản xạ bị chậm nên người uống rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Giả sử ôtô đang lưu thông với tốc độ 50 km/h, chỉ cần phản ứng chậm đạp phanh một giây thì xe đã lao về phía trước 13,8 m, gây nguy hiểm trên đường.
Kết luận
Cần thực thi các quy định pháp luật có liên quan, đồng thời tiếp tục cập nhật chúng khi thích hợp. Đối với công chúng, cần nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp và kêu gọi mọi người làm như vậy. Đã uống rượu bia thì không lái xe. Hành động và lên tiếng cho quyền của bạn để có được những con đường an toàn hơn. Chính điều đó sẽ góp phần cứu sống nhiều người.