Di tích lịch sử Gò Kho trước đây là kho quân lương của nghĩa quân Tây Sơn, vào năm 1996 nơi đây được ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh và ra quyết định bảo vệ, nghiêm cấm những hành vi xâm phạm đến di tích. Nơi đây là di tích lịch sử về Thời đại Tây Sơn của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ còn sót lại.
Nhưng đáng buồn thay, cho đến thời điểm hiện tại di tích này không được giữ gìn, bảo vệ cũng như tôn tạo. Di tích lịch sử này bị xuống cấp nghiêm trọng. Cơ quan chức năng nên sớm có kế hoạch tôn tạo di tích lịch sử Gò Kho để cho thế hệ trẻ sau này ghi nhớ tầm vóc vĩ đại của phong trào Tây Sơn trên mãnh đất Bình Định này.
Mục Lục
Di tích lịch sử Gò Kho nhếch nhác, bị xâm phạm
Mặc dù đã gắn bia di tích để nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến khu vực bảo vệ di tích, nhưng đến nay di tích lịch sử Gò Kho không những không được gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo; mà còn trở nên nhếch nhác, bị xâm phạm. Báo Văn Hóa đã có bài phản ánh nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được cải thiện…
Người dân lấn chiếm, biến thành nơi tập kết vật liệu, phế thải
Theo hồ sơ, di tích lịch sử Gò Kho có diện tích khu vực bảo vệ I là 61.583m2; bao gồm cả khu vực dân cư (không có khu vực bảo vệ 2); nằm tại ở thôn Xuân An, xã Cát Minh, huyện Phù Cát (Bình Định). Thời gian qua bia di tích đã xuống cấp; khuôn viên bị người dân khu vực lân cận dùng để chứa rơm rạ và tập kết phế liệu gây mất mỹ quan. Vì sao một di tích lịch sử cấp tỉnh bị xuống cấp trong một thời gian dài; nhưng đến nay vẫn không được quan tâm, tôn tạo và khắc phục; để mặc cho người dân lấn chiếm, biến thành nơi tập kết vật liệu, phế thải.
Đã nhắc nhở và xử lý nhưng chưa khắc phục triệt để
Một cán bộ Ban Quản lý di tích tỉnh Bình Định cho biết; ở Gò Kho, đơn vị đã kiểm tra và nhiều lần báo với xã để xử lý, khắc phục tình trạng này. Kiểm tra nhắc nhở thì họ dọn, sau đó người dân lại bày ra.
Qua trao đổi, chúng tôi được ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định cho hay: “Sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình trạng di tích lịch sử Gò Kho bị người dân khu vực lân cận dùng để chứa rơm rạ và tập kết phế liệu; chúng tôi đã liên hệ và chỉ đạo chính quyền xã kiểm tra, xử lý ngay”. Theo ông Tĩnh, UBND xã Cát Minh thông tin đã kiểm tra, nhắc nhở và yêu cầu các hộ dân sớm di dời, trả lại mặt bằng thông thoáng cho di tích. Đến nay, vấn đề lấn chiếm khuôn viên DTLS Gò Kho cơ bản được giải quyết.
Cần đề xuất tỉnh cho chủ trương để đầu tư, tôn tạo di tích lịch sử Gò Kho
Tuy được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh; nhưng đến nay di tích Gò Kho vẫn chưa được xây dựng khuôn viên, tường rào bảo vệ. Để khắc phục tình trạng này, xã đã kiến nghị ngành, Phòng Văn hóa huyện khảo sát; đề xuất tỉnh cho chủ trương để đầu tư, tôn tạo. Theo UBND huyện Phù Cát, huyện đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương đầu tư xây dựng khuôn viên; và giải phóng mặt bằng công trình khu DTLS Gò Kho. Với mục đích chỉnh trang khu di tích; tạo điểm đến làm nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Đồng thời là cơ sở để xã Cát Minh hoàn thành đạt chuẩn tiêu chí số 10; về văn hóa trong bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao năm 2021.
Theo tìm hiểu, UBND tỉnh Bình Định nhận được Văn bản số 1151/TTr-UBND của UBND huyện Phù Cát; về việc đề nghị thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng khuôn viên và di dời các mộ trong khu di tích Gò Kho. Về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến giao Sở VHTT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xem xét đề xuất, báo cáo UBND tỉnh. “Các ngành và địa phương đã tổ họp để tìm ra phương án khả thi để trình UBND tỉnh phê duyệt. Đến nay, chỉ chờ UBND tỉnh ra quyết định thì các cơ quan sẽ tiến hành khảo sát xây dựng khuôn viên và di dời các mộ trong khu di tích Gò Kho. Ước tính, kinh phí thực hiện cho việc này khoảng 600-700 triệu đồng”, ông Tĩnh cho biết.
Lời kết
Di tích lịch sử Gò Kho cần phải được giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bình Định. Không thể thờ ơ khi các di tích lịch sử bị xâm phạm, trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan; đang dần biến thành những phế tích bị lãng quên.