Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia Trung Đông có nền văn hóa – xã hội, ẩm thực cực kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới, đặc biệt là đối với ẩm thực. Bất cứ mỗi một du khách nào đến Thổ Nhĩ Kỳ thì không thể không thưởng thức món bánh mì kẹp có tên Doner kebab. Món bánh này nổi tiếng đến mức nó được bán rất nhiều tại các quốc gia khác. Vậy món bánh mì kẹp Doner kebab này có gì đặc biệt mà được yêu thích đến như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá những điều ấn tượng của Doner kebab thông qua bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Doner kebab – bánh mì kẹp nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ

Doner Kebab là tên của một loại bánh được làm từ hỗn hợp gồm bánh mì, thịt, rau và nước sốt. Trong cái tên “Doner Kebab” thì từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay ( xuất phát từ cách người ta chế biến món thịt nướng, một trong những nguyên liệu chính làm nên món ăn).
Vì thành phần của Doner Kebab không thể thiếu bánh mì nên khi về Việt Nam, Doner Kebab được nhiều người gọi là Bánh mì Doner Kebab.
Tại Istanbul, thịt nướng nhân bánh thường là cừu, bò hoặc gà, chứ không phải thịt lợn thường thấy như ở Việt Nam.
Doner kebab là một loại bánh mì kẹp nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ, được coi như một món ăn nhẹ đêm khuya hay một bữa ăn nhanh khi du khách bận rộn di chuyển khắp châu Âu.
Thịt được nướng theo kiểu xoay tròn, được dùng dao thái mỏng theo chiều dọc; và kẹp vào giữa bánh mì hình tam giác, cùng rau và các loại nước sốt.
Món này tương tự gyro của Hy Lạp hay shawarma của người Arab. Nó đều có đặc điểm chung là nhân bánh được làm từ thịt ướp gia vị; được thái từ một cọc thịt nướng, theo phong cách nấu ăn có từ thời Ottoman.
Giả thiết cho rằng Doner kebab có từ Đức
Có nhiều truyền thuyết xoay quanh nguồn gốc của loại bánh mì này; và nhiều cá nhân, nền văn hóa tranh chấp về việc nhận là nơi bắt đầu của doner kebab. Với người Thổ Nhĩ Kỳ, người ta tin rằng món bánh này thực sự được tạo ra lần đầu tiên ở Berlin, Đức vào năm 1972. Và người phát minh ra nó là một công nhân Thổ Nhĩ Kỳ, Kadir Nurman. Ông đã bán những chiếc bánh đầu tiên ở tây Berlin, đối diện vườn thú Bahnhof;cho những người bận rộn muốn có một bữa trưa nhanh chóng để mang đi. Năm 2013 khi Kadir (ảnh) qua đời, nhiều tờ báo trên thế giới đều đồng loạt đưa tin: “Người phát minh” ra bánh mì doner kebab đã chết.
Ý tưởng về chiếc bánh mì này được ảnh hưởng từ một bữa ăn điển hình của hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, gồm những xiên nướng được phục vụ trên đĩa với cơm và rau. Kadir khi muốn món ăn ngon này thực khách dễ dàng trong việc mang đi hơn; vì vậy anh liền gói chúng trong một loại bánh mì gọi là durum. Và như thế, doner kebab ra đời.
Riêng tại Đức, bánh mì doner kebab đạt doanh thu 3,5 tỷ euro mỗi năm; và tiêu thụ hết 600 tấn thịt để làm nhân kẹp mỗi ngày trước đại dịch. Với những con số khổng lồ này, nó trở thành món ăn nhanh nổi tiếng bật nhất của đất nước.
Giả thiết cho rằng Doner kebad ra đời từ Thổ Nhĩ Kỳ

Bên cạnh đó, một số người tin rằng người đầu tiên tạo ra món ăn này là Nevzat Salim, cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã bán những chiếc bánh nổi tiếng vào năm 1969 tại thị trấn Reutlingen, trong cửa hàng gia đình.
Một số khác tin rằng món bánh này thực sự là phát minh của người Đức; và có nhiều biến thể xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ở các nước Trung Đông. Mehmet Aygün, một người Đức trước đây cũng tự nhận mình làm ra bánh mì kebab từ năm 1971. Tuy nhiên, dù nó xuất phát từ đâu, thì mọi cuộc nói chuyện về những chiếc doner kebab đều dủ khiến cho một người cảm thấy đói bụng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.